Date 12/07/2019
View count 4593 Views

THÁNG 7 ĐẾN RỒI! HÃY ĐẾN CÔN ĐẢO ĐỂ TRẢI NGHIỆM XEM RÙA ĐẺ TRỨNG

Du lịch Côn Đảo – Hành trình đến với thiên đường nhiệt đới của Biển Đông. Không chỉ gây ấn tượng với du khách bằng hình ảnh núi non hùng vĩ và thiên nhiên hoang sơ, Côn Đảo còn thu hút khách du lịch bởi những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại nơi đây. Một trong những trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đến Côn Đảo đó là xem rùa đẻ trứng. Hãy cùng Superdong trải nghiệm những điều thú vị khi xem rùa đẻ trứng tại Côn Đảo qua bài viết sau nhé!

Hướng dẫn đi đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc Superdong để xem rùa đẻ trứng

tau-cao-toc-superdong-di-con-dao

Từ Sài Gòn để du lịch đến Côn Đảo từ Sóc Trăng cách đi tiết kiệm thời gian nhất đó chính đi xe khách xuống bến xe Sóc Trăng mất khoảng 4 tiếng.
Khi bạn có mặt tại bến xe Sóc Trăng bạn sẽ phải di chuyển đến cảng Trần Đề, đoạn đường ở đây khoảng 35km. Có xe trung chuyển của tàu cao tốc Superdong đón khách tại văn phòng bán vé bạn có thể đi xe trung chuyển này. Tuy nhiên nếu không kịp đi xe bus thì bạn phải có biện pháp khác khắc phục đó chính là đi taxi xe tốn kém hơn khoảng 300 ngàn/ lượt.

Hướng dẫn cách mua vé tàu cao tốc đi Côn Đảo:
Bạn có thể mua vé trực tiếp tại phòng vé của Superdong tại Sóc Trăng, bến cảng Trần Đề và VPĐD Superdong tại TPHCM:
**VPĐD TPHCM: Số 610 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
** PV Sóc Trăng: 193 Lê Hồng Phong, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng
** PV Trần Đề:Bến Cảng SUPERDONG Trần Đề – Sóc Trăng, Ấp Đầu Giồng, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng
Hoặc đặt vé trực tuyến tại:
Website: www.superdong.com.vn
Hotline:
** VPĐD TPHCM:(028) 38 666 333
** PV Sóc Trăng : (0299) 3616 111
** PV Trần Đề: (0299) 3 843 888 / (0299) 3 843 999

Thời gian rùa đẻ trứng

Tại Côn Đảo có đến 5 loại rùa biển đang sinh sống bao gồm: Rùa đồi mồi, rùa Vích, rùa Quản Đồng, rùa Da và rùa Dứa và đây cũng là khu vực có quần thể rùa biển sinh sống lớn nhất. Mùa sinh sản của rùa biển rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 nhưng cao điểm là tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

trung-rua-con-dao

Cách di chuyển

Để xem rùa đẻ trứng tại Côn Đảo bạn sẽ phải di chuyển đến Hòn Bảy Cạnh. Và để di chuyển được đến đây du khách phải xin giấy phép tại vườn quốc gia trên đảo lớn Côn Sơn (giấy phép này xin không mất phí, có hiệu lực đến 5h chiều ngày hôm sau).

Có giấy phép, bạn thuê tàu với giá từ 1,5 triệu cho hai chiều đi và về. Sau 45 phút đi bằng tàu, du khách đến hòn Bảy Cạnh. Sau đó, bạn cứ men theo đường mòn ven rừng ngập mặn khoảng 700 m để đến trạm kiểm lâm Bảy Cạnh.

Bạn chỉ có thể ghé đảo 4 – 6 giờ hoặc ở lại qua đêm (chỉ được ở lại một đêm trên hòn Bảy Cạnh) để xem rùa đẻ trứng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là ban ngày số lượng khách đến tham quan tối đa 48 khách và ban đêm tối đa 24 khách cho mỗi lần.

Quan sát rùa đẻ trứng

Bãi Cát Lớn trên hòn Bảy Cạnh là một trong 14 bãi đẻ trứng của rùa biển Côn Đảo, đồng thời là điểm có lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất.

rua-de-trung-o-con-dao

 

Sau bữa cơm tối, du khách nghỉ ngơi trên các lều võng trên hòn Bảy Cạnh, khi con nước lên cao, rùa mẹ bắt đầu thấp thoáng trên làn sóng biển gần bờ để tìm nơi đẻ trứng. Đây cũng là lúc nhân viên kiểm lâm thông báo bạn được ra khu vực đẻ trứng của rùa. Trong ánh trăng bàng bạc, du khách sẽ thấy rùa mẹ chậm rãi bò lên bờ, qua những tảng đá và dải san hô chết bị sóng đánh dạt vào bờ.

Để đẻ trứng, rùa biển phải theo các bước sau: tìm bãi, đào tổ, đẻ trứng và lấp tổ xóa dấu vết.

Rùa mẹ sẽ chọn một khu vực cát mịn gần các lùm cây rồi dùng hai chân trước của mình đào tổ, sau đó dùng hai chân sau đào một lỗ sâu chừng 50 – 60cm, rộng khoảng 20 cm và bắt đầu đẻ trứng. Trong ánh đèn pin sáng nhẹ, du khách sẽ được thấy từng quả trứng rùa tròn và trắng như bóng bàn rơi xuống lỗ. Sau khi lấp xong tổ trứng, rùa biển lại tiếp tục dùng chân trước lấp xung quanh ổ với chiều dài 5 – 6 m để xóa dấu vết và ngụy trang cho tổ trứng của mình.

Một rùa mẹ trung bình đẻ được khoảng 80 trứng, nhưng cũng có trường hợp đẻ hơn 200 trứng tại Côn Đảo.

Chờ rùa mẹ rời tổ đẻ, du khách sẽ được xem nhân viên kiểm lâm thực hiện một công đoạn trong việc bảo tồn rùa biển đó là lấy trứng đem về tổ ấp. Trứng được ấp trong vòng 6 giờ. Khi đưa về, một nửa số trứng sẽ được cho vào hồ có nhiều ánh sáng, nửa còn lại cho vào hồ ấp được phủ tấm lưới chống nắng bên trên. Việc này chính là để cân bằng “giới tính” cho rùa con khi nở, bởi rùa biển có thể điều chỉnh được đực – cái nhờ tác động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp. Khoảng 45 – 60 ngày sau khi đưa về tổ ấp trứng sẽ nở thành rùa con.

Xem trứng nở và thả rùa con về biển

Trong khi du khách tham quan hồ ấp trứng, có thể sẽ thấy rùa con được ấp từ thời gian trước nở. Bạn sẽ được nhìn thấy từng con rùa đang cố chui ra khỏi vỏ trứng và chen nhau leo lên miệng tổ ấp để bò về phía biển. Nhân viên kiểm lâm sẽ cho rùa con vào giỏ và đưa xuống bờ cát khi con nước cao và mặt trời chưa gay gắt, bởi ánh sáng chiếu vào mắt sẽ làm rùa con lạc đường.

Du khách sẽ được chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn rùa con chập chững tự bò xuống biển trong quãng đường chỉ cỡ vài chục mét. Trước khi rùa con hòa mình vào biển vẫn kịp quay đầu lại ghi nhận hình ảnh về nơi chúng sinh ra, để khi trưởng thành (khoảng 30 năm sau), rùa biển sẽ quay lại chính nơi chào đời để đẻ trứng.

 

rua-con-dao

Với tỉ lệ sống sót 1/1000, rùa biển được đưa vào sách đỏ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới để bảo tồn.

Lưu ý

Do trên hòn Bảy Cạnh chỉ có khu vực sinh sống và làm việc của trạm kiểm lâm nên bạn phải tự túc đem theo thức ăn. Bạn có thể mượn khu vực bếp của trạm kiểm lâm để nấu nướng.

Chuẩn bị áo phao, thuê kính lặn (có thể thuê tại Trung tâm Vườn khi bạn xin giấy phép).

Chuẩn bị thuốc chống muỗi, chống côn trùng.

Khi xem rùa mẹ đẻ trứng hãy giữ im lặng và không chiếu đèn vào phía mắt rùa vì loài này rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng lúc lên bãi. Nếu bị kinh động rùa sẽ bò xuống biển trở lại hoặc đang đẻ sẽ ngừng.

Cần có hướng dẫn viên của Vườn quốc gia hoặc người địa phương đi cùng.

Nguồn tham khảo: vnexpress

Partners

nut booking eng