Date 26/02/2019
View count 7321 Views

Lễ hội truyền thống và văn hóa người dân địa phương tại Hà Tiên

Hà Tiên được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, có hệ thống lăng, tẩm, đền, chùa… còn giữ được nét cổ kính rất có giá trị về mặt lịch sử văn hóa. Hà Tiên là sự giao thoa văn hóa của cộng đồng 3 dân tộc đã tạo cho Hà Tiên nhiều văn hóa và lễ hội đặc sắc thu hút nhiều khách du lịch tới vùng đất này hàng năm.

Lễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu

le-hoi-truyen-thong-va-van-hoa-cua-nguoi-dan-ha-tien-01

Để ghi nhớ công lao của Tổng trấn Mạc Cửu, sau khi ông mất nhân dân Hà Tiên đã lập đền thờ phụng và hằng năm vào ngày 26, 27 tháng 5 âm lịch đã tổ chức lễ giỗ. Những năm gần đây, lễ hội Mạc Cửu được nâng cấp về quy mô bao gồm nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa của vùng đất này.

Về phần lễ được diễn ra tại đền thờ họ Mạc vẫn giữ theo thông lệ với các lễ cúng, tế. Lễ thỉnh sắc được tổ chức vào ngày 27/5 âm lịch, bắt đầu từ đền thờ họ Mạc đến tượng đài Mạc Cửu dưới chân núi Tô Châu. Trong phần lễ thỉnh sắc là tiết mục độc sắc phong của Vua Minh Mạng phong tặng tước vị cho Mạc Cửu và lãnh đạo thị xã phát biểu tóm lược những công lao của vị Tổng trấn trong quá trình hình thành nên vùng đất Hà Tiên ngày nay.

Lễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu nhớ ơn người lập nên vùng đất Hà TiênLễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu nhớ ơn người lập nên vùng đất Hà Tiên
Trong phần hội có nhiều hoạt động như thi điền kinh, cầu lông, cờ tướng, bóng đá… với sự tham gia của hàng trăm vận động viên. Ngoài ra còn có hội chợ ẩm thực, đoàn diễu hành xe hoa và chương trình biểu diễn văn nghệ với các tác phẩm có nội dung ca ngợi đất nước, con người quê hương, ca ngợi công đức của Mạc Cửu…

Bên cạnh đó, lễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu còn có tổ chức hội chợ ẩm thực Hà Tiên. Đây là hoạt động kết hợp do Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã kết hợp Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch thị xã tổ chức. Tại hội chợ ẩm thực này đã huy động các gian hàng ẩm thực nhằm giới thiệu những món ăn đặc sản truyền thống ở Hà Tiên cho du khách.

Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu đã trở thành món ăn tinh thần của người dân Hà Tiên, ca ngợi quê hương, công đức của Mạc Cửu. Ngoài ra, lễ hội ở Hà Tiên còn mang tính nhân văn cao, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đậm nét bản sắc dân tộc.

Lễ hội tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên

le-hoi-truyen-thong-va-van-hoa-cua-nguoi-dan-ha-tien-02

Tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên nhằm mục đích tôn vinh, trân trọng những thành quả lao động sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật của các bậc tiền nhân. Đây là dịp để thu hút du khách trong nước và ngoài nước khi tới tham quan du lịch Hà Tiên, thúc đẩy tiềm năng về lĩnh vực du lịch của vùng đất này.

Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: dâng hương tế Trời Đất, thi ứng tác câu đối, thi sáng tác thơ mới, thi họa thơ Chiêu Anh Các, viết thư pháp…

Lễ hội tao đàn Chiêu Anh Các tôn vinh thành quả trong lĩnh vực nghệ thuậtLễ hội tao đàn Chiêu Anh Các tôn vinh thành quả trong lĩnh vực nghệ thuật

Lễ hội Ok om bok của người Khmer

le-hoi-truyen-thong-va-van-hoa-cua-nguoi-dan-ha-tien-03

Hà Tiên là nơi nhiều người Khmer tập trung sống và làm việc nên ở đây lễ hội rất đa dạng trong đó tiêu biểu là Ok om bok. Hằng năm vào ngày mùng 15 tháng 10 âm lịch lễ hội được tổ chức. Thời gian tổ chức lễ hội lại là ngày cuối mùa mưa và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu, trong đó có lúa nếp.

Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng chính là vị thần giúp người dân có một mùa thu hoạch bội thu do đó lễ hội này mang ý nghĩa là tạ ơn mặt trăng. Trong phần lễ cúng tạ có các lễ vật như cốm dẹp, khoai, đậu, dừa, chuối, mía… Mọi người đứng chờ xung quanh sân chánh điện, chờ đến thời điểm khi mặt trăng lên tới đỉnh là mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn đã giúp cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Ok om bok của người Khmer tạ ơn thần mặt TrăngLễ hội Ok om bok của người Khmer tạ ơn thần mặt Trăng

Lễ hội Đôl-ta – nét đẹp lòng hiếu thảo đồng bào Khmer

le-hoi-truyen-thong-va-van-hoa-cua-nguoi-dan-ha-tien-04

Từ ngày 29/8 đến 01/9 âm lịch, lễ hội Đôl-ta được tổ chức mang nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ Đôl-ta nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành. Lễ thường tổ chức tại chùa. Ngoài ra, lễ này thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Lễ hội Kỳ Yên – hội làng truyền thống

le-hoi-truyen-thong-va-van-hoa-cua-nguoi-dan-ha-tien-05

Lễ hội chỉ diễn ra trong mùa xuân khi vụ mùa đã thu hoạch xong, lúc này thời tiết đẹp, việc đi lại thuận tiện để toàn thể dân làng đều có thể tham dự.

Lễ diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống như: hát bội, thi tìm hiểu danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian… Kết thúc lễ hội là nghi lễ “tống ôn” với ý nghĩa nhằm loại bỏ những điều xấu, điều xui đi xa để mọi người được hưởng lấy những sự tốt đẹp và sự may mắn trong một năm, người nông dân trúng mùa, người kinh doanh phát tài, phát lộc. Lễ hội Kỳ Yên đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của con người vùng đất này.

Lễ hội Kỳ Yên trở thành đời sống tâm linh con người vùng đất nàyLễ hội Kỳ Yên trở thành đời sống tâm linh con người vùng đất này

Hà Tiên là mảnh đất đa dạng về văn hóa lễ hội. Hàng năm, tại Hà Tiên diễn ra nhiều lễ hội văn hóa tập hợp của 3 nhóm người là người Kinh, người Hoa và người Khmer. Hãy nhanh tay đặt vé tàu cao tốc đi Phú Quốc để tới vùng đất Hà Tiên để tận hưởng vẻ đẹp văn hóa tinh thần của miền đất phương Nam này nhé đồng thời tận hưởng tham quan du lịch Phú Quốc.

Đối tác

nut booking